Để có thể tự tin lái xe ô tô vững vàng và tự tin xử lý các tình huống trên đường thì ai cũng phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản rồi mới tới những thao tác phức tạp, chuyên nghiệp hơn. Lần đầu cầm vào vô lăng, không ít người cảm thấy khó khăn và bỡ ngỡ vì nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, sự tập trung cũng như các thông số khó nhớ. Do đó, trong bài viết hướng dẫn lái xe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng thiết yếu nhất.
Hướng dẫn lái xe cơ bản
Để có thể học lái xe ô tô an toàn thì điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ và làm quen với những thuật ngữ thông dụng. Bởi đây chính là những điều cơ bản nhất, theo bạn suốt các chặng đường mỗi khi đặt tay vào vô lăng. Những hướng dẫn tập lái ô tô tưởng chừng như là lý thuyết đơn giản, nhưng lại có thể giúp người điều khiển xe tránh được những rủi ro lớn cho bản thân.
Làm quen với ô tô
Điều cơ bản mà người lái xe ô tô cần phải nhớ là luôn cài dây an toàn trước khi khởi động và trong suốt quá trình điều khiển xe. Tiếp đến là cần kiểm tra kỹ xem các cửa đã được đóng hay chưa rồi mới cho ô tô chạy. Bạn cũng nên kiểm tra qua túi khí để phòng cho các trường hợp tai nạn. Nhưng phải nhớ kỹ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như người lái không thắt dây an toàn.
Hãy chọn cho mình một tư thế ngồi thoải mái nhất bằng cách chỉnh lại ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển, vị trí đặt chân và tay. Có như vậy chúng ta mới có thể dễ dàng kiểm soát và xử lý tốt, nhanh chóng các tình huống bất ngờ trên đường.
Ngoài ra, gương cũng là bộ phận quan trọng mà bạn cần phải thường xuyên quan sát khi điều khiển xe. Hãy lưu ý tới các góc nhìn rộng nhất, điều này giúp chúng ta quan sát, kiểm soát được tình hình các phương tiện phía sau rõ và chi tiết nhất. Bạn cũng đừng quên tấm che chắn nắng hoặc chuẩn bị một chiếc kính râm cho những ngày nắng gắt, chúng sẽ giúp bạn nhìn đường tốt hơn.
Tìm hiểu ngoại thất
Trước khi bắt đầu vào làm quen và học các bộ phận bên trong xe, bạn hãy dạo một vòng quanh xe. Dùng mắt để quan sát hoặc bước chân để ước lượng chiều rộng của đầu xe, đuôi xe, chiều dài và chiều cao của trần xe. Tất nhiên, những thao tác này được thực hiện sau khi đã nắm rõ thông số của nhà sản xuất.
Mục đích của việc này là giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan định tính để có thể căn chỉnh, điều khiển xe khi đi trên đường. Tuy rằng sẽ không có được độ chính xác tuyệt đối nhưng đây là thao tác cần thiết giúp bạn ước chừng trong các trường hợp chính xác hơn. Một điều quan trọng khác là nên nhìn vào chiều cao của gầm để tính toán với mặt đường trong khi điều khiển xe.
Xem thêm: Cách lái xe qua đường vòng quanh co trong thi sát hạch lái xe
Làm quen với các bộ phận chính của xe
Trong quá trình lái xe, bạn sẽ thường xuyên phải điều khiển các bộ phận chính trong xe. Một số bộ phận cơ bản nhất mà chúng ta nhất định phải nắm rõ đó là:
- Vô lăng: Tại Việt Nam, vô lăng nằm ở phía bên trái của xe (nhiều nước trên thế giới vô lăng nằm ở phía bên phải) có chức năng giúp điều khiển hướng chuyển động của xe.
- Công tắc còi điện: Khi điều khiển còi sẽ phát ra âm thanh để báo hiệu cho người và các phương tiện đang lưu thông khác biết.
- Công tắc đèn: Được bố trí ngay trên trục của tay lái, bạn nên bật các loại đèn trên xe lên trước để kiểm tra. Theo nguyên tắc thì nấc 1 là đèn cốt, nấc 2 là đèn pha, đèn xin đường thì gạt lên phía trước hoặc về phía sau.
- Khoá điện (lock): Gồm có vị trí cắt điện ACC, cấp điện hạn chế, ON (cấp điện hoàn toàn) và START (Khởi động 1).
- Bàn đạp ly hợp – côn: Nằm về phía bên trái của trục vô lăng lái được sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số hay phanh dừng xe. Việc đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực truyền từ động cơ đến HTTL.
- Bàn đạp phanh chân: Nằm về phía bên phải của trục vô lăng lái, nằm giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga. Nó có chức năng điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
- Bàn đạp ga: Nằm về phía bên phải của trục vô lăng lái và ngay cạnh bàn đạp phanh, có chức năng điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động.
- Cần điều khiển tay phanh: Có chức năng giữ cho xe đứng yên trên mặt đường có độ dốc nhất định, ngoài ra còn hỗ trợ cho phanh chân trong những trường hợp cần thiết.
- Công tắc gạt nước: Gồm 4 nấc là: Nấc 0 – ngừng gạt, Nấc 1 – gạt từng lần, Nấc 2 – Gạt chậm, Nấc 3 – Gạt nhanh.
Sử dụng hộp số
Vào số để lái xe cũng tương tư như khi điều khiển xe máy, nếu sử dụng không đúng cách rất dễ làm hư hại hộp số, gây hao tốn nhiên liệu và có thể gây ra các tai nạn đáng tiếc. Nếu các bạn để ý, trên cần gạt số có các vị trí ghi “N” (neutral) hoặc “0”, đây chính là số đầu tiên hay chúng ta còn quen gọi là về “mo”. Tức là xe sẽ không di chuyển kể cả bạn đang đạp ga. Vì vậy cần lưu ý nên cài số ở vị trí N trong trường hợp kéo, đẩy xe đi bảo dưỡng hoặc gặp sự cố.
Trong quá trình được hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản, bạn cần hiểu rõ và thông thạo về số N trong một số trường hợp phổ biến sau đây:
Khi khởi động
Hướng dẫn lái xe bốn bánh đối với các loại xe số sàn, bao giờ chúng ta cũng phải để cần số ở vị trí 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Còn đối với các dòng xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí N (kèm theo thắng tay), tuy nhiên tốt và tiện lợi nhất vẫn là để ở vị trí P (Parking).
Khi dừng xe trên 30 giây
Trong trường hợp phải dừng xe trên 30 giây, kể cả là dừng đèn đỏ thì dù là xe số sàn hay số tự động, chúng ta cũng nên cài số N, kéo thắng tay và để máy chờ trong thời gian chờ đợi.
Nhiều người đi xe số tự động, khi dừng xe chờ vẫn có thói quen để số D và đạp phanh, hoặc để số 1 và đạp côn. Cách này không chỉ gây hư hại cho hộp số, làm hao tổn nhiên liệu mà còn khiến chúng ta mỏi chân.
Khi xe đang chạy
Số N là số trung gian để người điều khiển xe chuyển tiếp sang số khác. Với các dòng xe tự động, bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy thì với các dòng xe số sàn chúng ta phải chuyển số sao cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy. Do vậy mà về số N rồi mới chuyển sang số khác là bài học căn bản nhất khi bắt đầu học lái xe ô tô.
Tình huống không dùng số N hay số 0
Hướng dẫn lái xe 4 bánh trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe ô tô như khi xuống dốc. Tình huống này, nhiều người cho rằng xe đang sẵn đà xuống dốc nên có thể chuyển về số mo rồi dùng phanh chân để giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên đây là cách sử dụng hộp số sai kỹ thuật hoàn toàn, không tiết kiệm được bao nhiêu nhiên liệu mà ngược lại còn rất nguy hiểm.
Chính vì vậy mà với người điều khiển xe ô tô, việc dùng số N khi xuống dốc chính là một hình thức tự sát. Nguyên nhân là do khi về số N sẽ ngắt đường truyền giữa động cơ và bánh xe, trong khi đó khi xuống dốc bánh sẽ sẽ lao nhanh hơn do quán tính. Điều này buộc bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ khiến phanh nhanh mòn và hư.
Quan trọng nhất là khi xuất hiện các tình huống bất ngờ, khẩn cấp khi đang xuống dốc, bạn khó khó có khả năng kiểm soát được. Do vậy, để đảm bảo an toàn, chúng ta nên cài số 2 hoặc 3 khi xuống dốc, hoặc thậm chí là số 1 tuỷ vào tốc độ. Và đừng quên rằng số N “phối hợp rất tốt” với phanh (trắng), nên khi dùng số mo chúng ta nên kết hợp với cả việc đạp phanh hoặc kéo phanh.
Dùng vô lăng đúng cách
Vô lăng là thứ mà bạn phải điều khiển trong suốt quá trình lái xe, do vậy chúng ta cần cầm đúng kỹ thuật. Nếu xem vô lăng như một chiếc đồng hồ thì tay trái nên đặt tại vị trí 9 – 10h, tay phải đặt vào vị trí 2 – 4h, đặt ngón cái dọc theo vành vô lăng còn 4 ngón còn lại nắm vào vành. Khi điều khiển xe, bạn nên để tay và vai thả lỏng tự nhiên giúp cho việc lái xe lâu mà không bị mệt mỏi cũng như dễ dàng thực hiện các thao tác khác.
Khi muốn cho xe chuyển sang phía nào thì chúng ta quay vô lăng theo phía đó (trong cả trường hợp tiến hoặc lùi). Mức độ quay ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào yêu cầu chuyển hướng. Khi ô tô chuyển hướng xong thì cần nhanh chóng trả lái để xe ổn định theo hướng chuyển động mới.
Điều chỉnh đúng vị trí của ghế ngồi và gương chiếu hậu
Bạn có biết, tư thế ngồi lái xe ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, các thao tác và sự an toàn khi chuyển động của ô tô, đặc biệt là người phải lái xe trong khoảng thời gian dài. Do vậy, chúng ta nên điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với từng vóc dáng của mỗi người. Bạn có thể điều chỉnh ghế dịch lên, lùi xuống bằng cách kéo cần chỉnh ở dưới gầm ghế. Còn đối với góc của đệm tự thì được chỉnh bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc núm ở phía bên trái của ghế lái.
Sau khi điều chỉnh ghế ngồi lái, bạn cần đảm bảo được một số yếu tố sau đây: Chân có thể đạp hết hành trình các bàn đạp hợp ly, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng, hai chân mở tự nhiên, ⅔ lưng tựa nhẹ vào đệm lái, tư thế thoải mái, 2 tay cầm vào 2 bên vô lăng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại giày và trang phục phù hợp, để không ảnh hưởng tới thao tác lái xe.
Đối với gương chiếu hậu, chúng ta cần điều chỉnh gương trong và ngoài buồng lái (cả phía bên phải và bên trái của xe) sao cho có thể quan sát tình trạng đường và các phương tiện khác một cách thuận tiện nhất. Bạn nên chú ý chỉnh gương trước lúc lái xe, bởi việc chỉnh trong lúc xe đang chạy là rất nguy hiểm.
Tìm hiểu vị trí và cách mở bình xăng/cốp xe
Tại bảng điều khiển trung tâm, bạn nhìn vị trí hiển thị bình xăng và dấu mũi tên của hình cây xăng. Nếu mũi tên chỉ về hướng nào thì nắp bình xăng sẽ được đặt tại phía đó. Đồng thời sẽ có một nút để mở bình xăng/cốp ở phía trong khoang xe tuỳ vào loại xe.
Nắm chắc luật giao thông
Đây là lý do tại sao khi được hướng dẫn tập lái xe ô tô bạn sẽ được học lý thuyết trước khi học thực hành. Vì khi lái xe giỏi nhưng không biết các hiệu lệnh hay biển hiệu rất dễ gây nguy hiểm cho người khác và vi phạm luật giao thông. Do đó mà chúng ta cần nắm chắc lý thuyết về an toàn giao thông, thuộc các chỉ dẫn, biển báo, điều khiển xe đúng làn đường.
Bên cạnh đó cần đặc biệt lưu ý những điểm quan trọng sau đây:
- Lái xe chậm rãi, đúng tốc độ cho phép, đúng làn đường, nếu tay lái yếu nên giảm tốc độ xuống.
- Đi chậm trong các khu vực giao thông đông đúc, nhường đường cho người đi bộ.
- Thuộc và hiểu ý nghĩa của các biển báo giao thông, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm, biển báo cấm.
- Chú ý quan sát tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Không bao giờ “thử” tốc độ của xe trên đường, ngay cả khi là đường vắng.
Hướng dẫn lái xe hơi: Khởi động, di chuyển và dừng
Sau khi được hướng dẫn lái xe ô tô cho người mới học và nắm vững những nguyên tắc lái xe cơ bản, làm quen với xe thì bạn có thể bắt đầu bước vào lái thử xe bằng cách:
Cho xe khởi động, di chuyển
Khi đã chắc chắn rằng mọi điều kiện, kể cả môi trường bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe chuẩn (phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số ở số P) và bạn có tư thế thoải mái nhất thì bắt đầu cho xe khởi động. Bạn nên làm theo hướng dẫn cách lái xe với quy trình sau:
- Chân gá vào phần phanh.
- Khởi động xe (tốt nhất nên cho xe nổ máy trong vòng vài giây rồi mới bắt đầu cho xe chạy).
- Kiểm tra tình trạng đèn, còi, gương chiếu hậu, bình xăng…
- Đạp phanh chân.
- Chuyển cần số về số D.
- Nhả phanh tay.
- Chuyển chân sang chân ga và bắt đầu đi.
Hướng dẫn lái xe cho người mới bắt đầu khi cần đỗ
Khi chạy xe đến địa chỉ cần đến, hoặc cần dừng đột xuất thì bạn thực hiện theo các thao tác sau:
- Sau khi đánh lái vào vị trí cần đỗ thì đạp phanh chân cho tới khi xe dừng lại hẳn, vẫn giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
- Sau đó kéo phanh tay, chỉ nên kéo vừa đủ, không nên kéo quá mạnh khi muốn dừng tại nơi bằng phẳng.
- Cuối dùng đẩy cần số về P là hoàn tất thao tác đỗ xe.
Hướng dẫn lái xe khi dừng đèn đỏ
Trong trường hợp xe đang lưu thông trên đường và gặp đèn đỏ cần dừng lại thì bạn nên xử lý như sau:
- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng lại hẳn, vẫn giữ nguyên chân tại vị trí bàn đạp phanh nếu như thời gian phải dừng là ít hơn 10 giây. Giữ nguyên như vậy cho tới khi nào đèn xanh thì chuyển chân phanh sang chân ga rồi đi tiếp.
- Trong trường hợp thời gian chờ đèn đỏ lâu hơn 10 giây, chúng ta cần chuyển cần số về vị trí N và nhá phanh là xe sẽ dừng lại. Khi muốn chạy tiếp thì chỉ cần đạp phanh và đẩy cần về vị trí D, sau đó chuyển chân phanh sang chân ga là có thể chạy bình thường.
- Trường hợp cần dừng lâu hơn trên 30 giây, như đã đề cập ở phần trước, chúng ta nên kéo phanh tay để chân được thoải mái hơn.
Trong trường hợp dừng đỗ mà kéo phanh tay thì bạn nên thao tác theo tuần tự sau đây:
- Đạp phanh chân.
- Đẩy cần số về số D.
- Nhả phanh tay.
- Chuyển từ chân phanh sang chân ga là chạy được.
Trên đây là những hướng dẫn lái xe an toàn, chi tiết nhất cho người mới bắt đầu. Nên nhớ rằng, dù bạn là “tay mơ” hay một tay lái kỳ cựu thì việc đặt an toàn của bản thân và những người khác là trên hết. Như vậy là bạn đã nắm được 50% yêu cầu cần thiết khi tham gia giao thông bằng ô tô. Còn lại sẽ phụ thuộc vào rất nhiều kỹ năng điều khiển, tay lái và các yếu tố khác.
ArrayArrayDành riêng cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!