Cách đánh lái khi vào cua chuẩn không cần chỉnh từ các “tay lái lụa”

Khi điều khiển xe qua những đoạn đường phải cua gấp, không ít tài xế cảm thấy lúng túng trong cách đánh lái khi vào cua, nhất là với những tài xế mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm đánh lái khi vào cua chia sẻ ngay sau đây, bạn sẽ không còn cảm thấy lúng túng khi phải di chuyển qua những cung đường khó.

Hướng dẫn cách đánh lái khi vào cua chi tiết dễ áp dụng

Kỹ năng lái xe của người tài xế giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy. Việc lái xe trên những cung đường thẳng khá đơn giản ngay cả với những lái mới. Tuy nhiên khi vào những khúc cua thì điều này lại không hề dễ dàng chút nào. Đặc biệt tại những vị trí có nhiều phương tiện cùng chiều hoặc ngược chiều đang lưu thông, nếu tài xế không quan sát chú ý, không điều khiển được tốc độ ở khúc cua sẽ gây ra việc va chạm với người hoặc vật trên đường. Để đánh lái ô tô khi vào cua chính xác, an toàn, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

Cách đánh lái khi vào cua – trước khi bẻ lái

Trước khi vào cua, bạn hãy thật tỉnh táo và quan sát kỹ phía trước. Điều này giúp bạn định hướng được ở đoạn đường sắp tới cần phải cua ngắn hay cua dài, cua xe với một góc bao nhiêu độ…. Ngoài ra, việc quan sát phía trước còn giúp bạn xác định được các phương tiện đi trước để tiến nhanh hoặc nhường đường khi cần thiết, giúp tránh xảy ra các tình huống bất ngờ.

Người lái cần cẩn thận khi thực hiện cách đánh lái khi vào cua
Người lái cần cẩn thận khi thực hiện cách đánh lái khi vào cua

Ở thời điểm đánh lái khi vào cua, nhiều người thường không giảm tốc độ xe dẫn tới cua gấp, không kiểm soát tốc độ lái và gây những tai nạn đáng tiếc. Thậm chí, khi đánh lái ở vận tốc cao, xe còn có thể bị trượt bánh và lật xe. Để hạn chế tối đa những vấn đề trên, bạn nên định hình được đoạn đường phía trước phải vào cua. Sau đó, hãy giảm dần tốc độ xuống, đi chậm lại và từ từ vào cua.

Giai đoạn đánh lái khi vào cua

Khi đã đi chậm lại, bạn hãy từ từ thực hiện cách đánh lái khi vào cua. Bạn cần tiến hành đánh lái chậm và không nên lạm dụng đánh lái liên tục bởi điều này có thể phản tác dụng. Cụ thể, hãy tự mình phán đoán và tự ước lượng khoảng vào cua sẽ là bao nhiêu, từ đó điều chỉnh để đánh lái 1 lần. Bạn cố gắng hạn chế đánh lái và thay đổi góc xoay của vô – lăng nhiều lần trừ khi rơi vào trường hợp đặc biệt như góc cua đầu lấy hơi ngắn và hụt. Lúc này, hãy từ từ dịch chuyển để lấy lại 1 góc cua rộng hơn.

Giai đoạn đánh lái là quan trọng nhất
Giai đoạn đánh lái là quan trọng nhất

Về cách đánh vô lăng khi vào cua, bạn hãy coi chiếc vô lăng giống như đồng hồ trong và sử dụng tay trái để nắm vào vị trí 9-10 giờ, tay phải nắm vào vị trí 2-4 giờ. Khi cầm vô lăng, hãy chú ý để 4 ngón tay cần ôm vào vành vô lăng trong khi ngón cái sẽ đặt dọc theo vành vô lăng. Khi cầm vô lăng, hãy cố gắng giữ vai và tay phải thả lỏng tự nhiên để có thể dễ dàng thực hiện các thao tác. Đồng thời, điều này sẽ không gây mệt mỏi khi lái xe đường dài.

Xem thêm: Cách lùi xe ô tô chuẩn và an toàn nhất, kinh nghiệm từ các “tay lái lụa”

Trả cua để kết thúc quá trình đánh lái

Đây là bước cuối cùng sau khi cho xe di chuyển trong đoạn cua. Thực tế, nhiều tài xế chủ quan cho rằng đây là bước vô cùng đơn giản, tuy nhiên nó lại đòi hỏi người lái xe phải điều khiển xe di chuyển mượt mà. Điều này giúp việc lái xe không tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trên xe lắc lư, dẫn đến say xe.

Kết thúc quá trình đánh lái xe sẽ tiếp tục di chuyển thẳng
Kết thúc quá trình đánh lái xe sẽ tiếp tục di chuyển thẳng

Nếu bạn đánh lái một lần khi vào cua, bạn cũng sẽ chỉ cần trả lái một lần là xe chuyển về trạng thái chạy thẳng. Từ đây thân xe cũng sẽ chuyển hướng nhẹ nhàng và êm ái.

Nếu trước đó bạn đánh lái quá nhiều, lúc này bạn sẽ cần quay vô-lăng ngược lại khi hết cua. Kết hợp với việc xe chuyển hướng đột ngột sẽ khiến người ngồi trên xe sẽ có cảm giác bị lắc lư từ bên này sang bên kia xe.

Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi đánh lái

Về cơ bản, kỹ thuật lái xe số sàn khi vào cua tương tự như với xe số tự động. Khi thực hiện cách đánh lái khi vào cua, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Nên tùy chỉnh ghế ngồi cao hơn so với khi lái xe trên các cung đường thẳng. Đặc biệt là khi bạn chuẩn bị đi qua những đoạn đường có nhiều khúc cua nối nhau.
  • Quan sát trước độ dài của khúc cua, tình trạng xe cộ và hiện trạng mặt đường trước khi vào cua.
  • Nên loại bỏ những vật cản ở phía góc chữ A vì chúng sẽ gây che khuất tầm nhìn. Khi đánh lái vào cua hãy tập trung và nhìn vào gương chiếu hậu để giữ khoảng cách an toàn.
  • Thường xuyên luyện tập cách đánh lái khi vào cua, đồng thời trải nghiệm trên nhiều dòng xe khác nhau để nhanh chóng tạo cho mình phản xạ nhất định khi lái xe. Bởi lẽ mỗi loại xe khác nhau lại có góc quan sát, cấu tạo vòng xoay vô-lăng cùng độ cân bằng khác nhau.

Để có được chuyến đi thực sự an toàn, tài xế phải rất cẩn thận đồng thời phải trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe thực tế, đặc biệt là khi chạy qua các đoạn đường cua, đường vòng. Với cách đánh lái khi vào cua được chia sẻ trên đây, các bạn hãy tham khảo và thực hiện để có thể lái xe an toàn.

Đọc ngay:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *