Để được lưu thông trên đường, chủ xe cơ giới phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Ngoài ra, tài xế còn có thể tham khảo loại hình bảo hiểm tự nguyện nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản khi không may có tai nạn xảy ra. Vậy bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là gì và gồm những loại nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên của bạn đọc.
Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là thế nào? Lợi ích khi tham gia
Bảo hiểm tự nguyện ô tô là loại hình bảo hiểm không bắt buộc chủ xe cơ giới phải mua. Tùy thuộc vào nhu cầu bảo vệ tài sản, quyền lợi khi tham gia giao thông mà chủ xe có thể đưa ra quyết định nên mua bảo hiểm ô tô tự nguyện hay không.
Tương tự như các hình thức bảo hiểm ô tô khác, khi tham gia bảo hiểm tự nguyện, chủ xe cơ giới được công ty bảo hiểm đền bù số tiền tương ứng với mức độ thiệt hại khi phát sinh tai nạn. Do vậy, bảo hiểm tự nguyện xe ô tô được xem là “chiếc bùa hộ mệnh” cho chủ xe, mang đến nhiều lợi ích sau:
- Bảo vệ tài sản và bản thân người tham gia giao thông và dự trù các khoản phát sinh do tai nạn.
- Chủ xe được đền bù tiền tương ứng với thiệt hại trong các trường hợp tai nạn bất ngờ như lật xe, cháy nổ, va đập vật cứng, va chạm khi tham gia giao thông…
- Mức bồi hoàn chủ xe được nhận là 75%, trong trường hợp xe bị cắp mất phí hoàn lại có thể lên đến 100%.
- Đền bù các chi phí phát sinh liên quan đến vụ tai nạn (hư hỏng hàng hóa trên xe, thiệt hại về người, phương tiện cùng lưu thông…).
Phân loại bảo hiểm tự nguyện ô tô
Bảo hiểm xe ô tô tự nguyện gồm 3 loại: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với hàng hóa vận chuyển trên xe, bảo hiểm cho lái phụ xe và hành khách. Phạm vi bồi thường, mức phí bồi thường từng loại hình bảo hiểm cụ thể như dưới đây:
Bảo hiểm vật chất xe ô tô
Đối tượng được công ty bảo hiểm chi trả là chủ phương tiện. Nếu xảy ra tai nạn và cơ sở vật chất trong xe, thân vỏ xe bị hư hại thì phía bảo hiểm sẽ bồi thường tiền cho chủ xe theo đúng các nội dung đã ký kết trong hợp đồng.
Phạm vi bồi thường:
- Đâm, lật xe, va chạm, chìm, rơi toàn bộ xe hoặc bị vật khác rơi vào gây hư hại.
- Xe hỏng do hỏa hoạn, cháy nổ.
- Các tình huống bất ngờ do tác động của thiên nhiên (mưa gió, bão lũ…).
- Mất xe do trộm cướp.
Mức bồi thường:
- Phí bảo hiểm tự nguyện xe ô tô với hình thức bảo hiểm vật chất hiện nay dao động trong khoảng 1,4 – 1,7% giá trị xe.
- Bảo hiểm hiện áp dụng mức khấu trừ 500.000 VNĐ/vụ.
- Ngoài điều khoản trên, chủ xe có thể lựa chọn bổ sung một số điều khoản khác.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự với hàng hóa chuyên chở trên xe
Đối tượng mà hình thức bảo hiểm tự nguyện xe ô tô này chi trả là hàng hóa chuyên trở trên xe. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù các tổn thất về hàng hóa khi không may phát sinh tai nạn. Do vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với hàng hóa thường được các chủ xe tải lựa chọn để bảo vệ quyền lợi.
Phạm vi bồi thường: Giá trị hàng hóa chuyên chở trên xe trong quá trình vận chuyển gặp tai nạn và hư hỏng. Lỗi tai nạn được xác định bởi chủ xe, mức độ thiệt hại về hàng hóa do công ty bảo hiểm giám định.
Mức bồi thường:
Số tiền mà công ty bảo hiểm đền bù không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa trên xe. Bao gồm:
- Chi phí ngăn ngừa và giảm nhẹ tổn thất hàng hóa.
- Chi phí liên quan đến bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá do hậu quả của vụ tai nạn.
- Chi phí giám định tổn thất hàng hóa vận chuyển trên xe.
- Giá trị hàng hoá bị tổn thất (được tính theo giá trị tại thời điểm tai nạn xảy ra).
Bảo hiểm đối với lái phụ xe và hành khách trên xe
Đối tượng hưởng quyền lợi khi tham gia loại hình bảo hiểm tự nguyện xe ô tô này là lái xe, phụ xe và hành khách được chở trên xe gặp nạn. Phía công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí thuốc men, điều trị, mai táng khi không may có tai nạn xảy ra.
Phạm vi bồi thường:
- Đối với lái và phụ xe: Chi trả các thiệt hại về thân thể, tài sản của lái và phụ xe khi ngồi trên xe.
- Đối với hành khách: Bồi thường thiệt hại về thân thể khi xe đang dừng cho khách lên xuống hoặc khi ngồi trên xe đang tham gia giao thông.
Mức bồi thường:
- Nếu hành khách, lái phụ xe tử vong mức chi trả sẽ tương ứng với số tiền thỏa thuận trong hợp đồng.
- Nếu người ngồi trên xe gặp thương tật thì khoản tiền chi trả sẽ được tính theo bảng tỷ lệ tai nạn thương tật do công ty bảo hiểm ban hành.
Nên mua loại bảo hiểm tự nguyện nào?
Tâm lý chung của người Việt Nam là cầu toàn nên thường mua gói bảo hiểm gồm đầy đủ các hạng mục. Bên cạnh đó, cũng không ít người luôn đặt các gói bảo hiểm lên “bàn cân” và so sánh, sau đó lựa chọn gói có chi phí rẻ.
Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm thì chủ xe cần cân nhắc kỹ lưỡng để mua đúng gói bảo hiểm, tránh “mua nhầm” hoặc mua phải gói không thực sự cần thiết mà gây lãng phí. Do đó, khi mua bảo hiểm tự nguyện ô tô, cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Tình hình tài chính hiện tại.
- Điều kiện đi lại của bản thân.
- Khả năng lái xe.
- Mục đích sử dụng.
- Đơn vị cung cấp.
Thông thường, nếu bạn sở hữu những dòng xe có giá trị trung bình và thấp thì nên mua bảo hiểm vật chất, với những dòng xe sang có thể mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận. Đặc biệt, với những chủ xe thường xuyên phải di chuyển ở các thành phố lớn, nguy cơ ngập úng đường vào mùa mưa cao thì phương án tốt nhất vẫn là gói bảo hiểm vật chất.
Lưu ý khi tìm mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô
Để đảm bảo quyền lợi cá nhân và tối ưu chi phí, khi mua bảo hiểm ô tô tự nguyện, chủ phương tiện cần lưu ý một số điểm sau:
- Luôn nghiên cứu kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng và cân nhắc các hạng mục mở rộng.
- Phải có sự cân nhắc các yếu tố về giá, đặc điểm, hạn mức bồi thường của từng đơn vị cung cấp khi tham gia bảo hiểm tự nguyện xe ô tô.
- Cần chú ý tới các trường hợp không được chi trả bảo hiểm: Cố ý gây thiệt hại, cố ý gây tai nạn, lái xe gây tai nạn và cố ý bỏ chạy mà không thực hiện trách nhiệm của chủ xe cơ giới, lái xe không có giấy phép hợp lệ, thiệt hại gián tiếp gây giảm giá trị thương mại, tài sản bị mất cắp trong quá trình xảy ra tai nạn.
- Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, tin cậy, các điều khoản hợp đồng minh bạch. Tuyệt đối tránh tâm lý “ham rẻ” hoặc tin vào các nội dung quảng cáo thiếu chính xác mà tham gia bảo hiểm kém chất lượng, các hạng mục không được quy định rõ hoặc hạn chế quyền lợi của chủ xe.
Như vậy, bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là hình thức đảm bảo tài chính, bảo vệ quyền lợi cho chủ xe. Nếu muốn có chiếc “bùa hộ mệnh” và luôn an toàn trong mỗi chuyến hành trình, bạn nên cân nhắc tham gia loại hình bảo hiểm này.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!